• Home
  • >
  • Lĩnh vực quan tâm
  • >
  • NGHỊ QUYẾT 68: NHỮNG ĐIỂM MỚI ĐỘT PHÁ GIÚP KINH TẾ TƯ NHÂN PHÁT TRIỂN

NGHỊ QUYẾT 68: NHỮNG ĐIỂM MỚI ĐỘT PHÁ GIÚP KINH TẾ TƯ NHÂN PHÁT TRIỂN

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá giúp kinh tế tư nhân phát triển

Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị vừa được ban hành có nhiều điểm mới đột phá, gỡ bỏ nhiều rào cản để kinh tế tư nhân phát triển.

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết 68 Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết 68 có nhiều điểm mới khác biệt về kinh tế tư nhân.

Khẳng định vai trò động lực của kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 xác định, kinh tế tư nhân đã được khẳng định vai trò quan trọng. Nghị quyết nêu rõ sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân nước ta đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Khu vực kinh tế tư nhân hiện có khoảng hơn 940.000 doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách Nhà nước và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, là lực lượng quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội.

 

Thẳng thắn nêu rõ nguyên nhân kìm hãm kinh tế tư nhân phát triển

Nghị quyết 68/2025 thẳng thắn nêu nguyên nhân nhưng chủ yếu là do: Tư duy, nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế còn chưa đầy đủ, chưa theo kịp yêu cầu phát triển; thể chế, pháp luật còn vướng mắc, bất cập; công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa được quan tâm đúng mức; quyền tài sản và quyền tự do kinh doanh chưa được bảo đảm đầy đủ.

Kinh tế tư nhân còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là vốn, công nghệ, đất đai, tài nguyên và nhân lực chất lượng cao. Một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ chưa thực sự hiệu quả và khó tiếp cận; chi phí kinh doanh còn cao.

Trích nguồn: Dân Trí